Kiến ba khoang là gì? Bị kiến ba khoang cắn bôi gì?
Khi vào mùa mưa kiến ba khoang thường bay và các khu dân cư, chung cư gây ra những phiền phức nhất định, vậy hãy cùng wikici tìm hiểu để có cách phòng tránh và xử lý khi gặp kiến ba khoang bạn nhé
I. Kiến Ba Khoang là kiến gì?
Kiến Ba Khoang có tên khoa học là Paederus Fuscipes thuộc họ bọ cánh cứng chứ không phải thuộc họ kiến nhưng rất giống kiến nên được gọi là kiến. Có tất cả 148 loài thuộc chi Paederus, các loại này có chứa Pederin (C 25 H 45 O 9 N). Là một chất độc tố cực kỳ mạnh được cho là mạnh gấp nhiều lần rắn hổ mang. Chúng được tiết ra từ một số loại côn trùng thuộc họ Paederus được chúng dùng để tự vệ.
Kiến Ba khoang dài từ 0.7 - 1.3 cm và có mặt ở rất nhiều quốc gia trên thế giới như ở Bắc, Trung và Nam Mỹ, Châu Âu, Châu phi, Châu Á, và Australasia.
Chúng được xem là thiên địch của các loại bọ, côn trùng, sâu, rầy nâu... vì món ăn của chúng là nhưng loài này. Chúng thường chui vào tổ các loại kể trên để ăn thịt chúng.
II. Cách Nhận biết Kiến Ba Khoang
Phân biệt và nhận biết Kiến Ba Khoang khá dễ do chúng rất khác biệt so với các loại kiến khác. Chúng có tất cả 5 khớp, 2 khớp màu cam (có thể màu đỏ hoặc nâu) và 3 khớp màu đen xen kẻ nhau, với 6 cái chân và 2 cái râu khá dài.
Chúng có cái bụng thon và nhọn về sau, chúng có cánh dùng để bay nhưng được gấp gọn trong phần giáp cứng trên lưng và ít khi chúng bay. Trên bộ cánh cứng của chúng có rất nhiều lông phát quang ngũ sắc óng ánh đẹp mắt.
Chúng còn được gọi một số tên khác như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong..
Do có ít nhất 20 loài thuộc dòng Paederus trên thế giới thường gây ra các triệu chứng viêm da do dính phải độc tố tiết ra từ chúng nên người ta đặt tên là bệnh viêm da Paederus.
Một số người thường nhầm tưởng Kiến Ba Khoang cắn hay đốt nhưng không phải như vậy. Các triệu chứng do Kiến Ba Khoang gây ra thường do chúng cọ sát vào da gây ra.
Do đó khi phát hiện Kiến Ba Khoang trong nhà hay trên người bạn không nên dùng tay đập chết chúng. Điều này sẽ khiến dịch trong cơ thể chúng lan rộng ra trên vùng da của bạn. Hãy nhẹ nhàng dùng một vật gì gắp chúng ra để tránh tiếp xúc.
III. Tại sao Kiến Ba Khoang lại hay bay vào nhà?
Kiến ba khoang thường sống ở các bụi cây, bụi cỏ, ruộng lúa, ruộng rau... hoặc các công trình đang xây dựng, chúng có thể bay và chạy rất nhanh.
Chúng thường xuất hiện nhất là vào mùa mưa lũ, ngoài đồng ruộng mưa nhiều ngập úng do đó chúng thường tìm những nơi khô ráo hơn để trú ẩn và tìm thức ăn.
Kiến ba khoang cũng như các loại côn trùng khác thường bị thu hút bởi ánh sáng đèn buổi tối. Nên khi đến mùa chúng rất hay bay vào các khu dân cư, chưng cư... Tại Việt Nam chúng được phát hiện rất nhiều tại các chung cư, nhà dân từ Bắc vào Nam.
Khi bay vào trong nhà chúng thường ẩn nấp trong các tủ quần áo, chăn, giường.. do đó ở những nơi thường có kiến ba khoang xuất hiện bạn nên thường xuyên quét dọn, kiểm tra quần áo, chăn ra... để tránh tiếp xúc với chúng.
Kiến ba khoang có cánh không?
Nhiều bạn thắc mắc rằng kiến ba khoang không có cánh nhưng sao lại bay được. Thì thực chất kiến ba khoang có cánh bạn nhé. Nhưng chúng ít khi nào sử dụng đôi cánh do chủ yếu chúng chạy bằng chân là chính.
Đôi cánh trong suốt dùng để bay được chúng xếp gọn dưới bộ cánh cứng màu đen trên lưng. Khi cần bay thì chúng mới lấy ra để bay. Bộ cánh màu đen trên lưng không dùng để bay chỉ có tác dụng như lớp giáp che phần yếu hại.
IV. Cách xử lý khi bị kiến ba khoang cắn (đốt)
Những triệu chứng viêm da, phồng dộp do kiến ba khoang gây ra không phải do chúng đốt hay cắn mà do độc tố do chúng tiết ra.
Khi bị dính phải kiến ba khoang các triệu chứng thường sẽ đỏ vùng da, ngứa, phồng độp, rát .. và khiến chúng ta gải liên tục và khiến các bọng nước vỡ ra gây viêm da.
Nếu không hiểu về chúng thì nhiều người khi bị chúng rớt vào người lại giơ tay đập chúng, đụng vào chúng rồi lại chạm vào những vùng da khác. Điều này làm vấn đề càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Kiến Ba Khoang không gây tử vong chỉ gây viêm da, đặc biệt những chỗ da mỏng dễ bị tổn thương thì nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng sẽ xuất hiện từ 12 - 36h sau khi bị và tình trạng sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu không được chữa trị kịp thời.
Đặc biệt nếu không cẩn thận để độc tố dính vào tay sau đó bôi vào mắt thì tình trạng sẽ có nguy cơ bị viêm mạc mắt rất nguy hiểm.
Khi gặp kiến ba khoang nên làm gì?
- Không dùng tay không đập giết, hay bắt chúng
- Lau sạch chổ đã đập chúng để tránh chạm vào lại chổ đó.
- Nếu dùng lở dùng tay không đụng vào chúng thì ngay lập tức đi rửa tay thật kỹ, không được đụng vào những chổ khác trên da.
- Nếu kiến ba khoan xuất hiện trong quần áo thì nên giặt lại đồ trước khi mặc.
- Thường xuyên dọn dẹp nhà để dễ phát hiện chúng.
- Không ngồi dưới bóng đèn vì đây là nơi thu hút chúng nhiều nhất.
- Dùng đèn có ánh sáng vàng thay đèn huỳnh quang sẽ làm ít thu hút chúng hơn.
- Khi ngủ nên mắc mùng để tránh côn trùng bay vào.
- Vệ sinh bụi rậm, cây cối quanh nhà.
- Phun thuốc diệt kiến quan nhà nếu chúng quá nhiều.
- Đối với người nông dân khi ra vườn nên dùng quần áo tay dài, đi ủng, đeo găng tay... để hạn chế tiếp xúc với côn trùng
Khi bị dính độc kiến ba khoang nên làm gì?
- Nhẹ nhàng loại bỏ chúng khỏi vùng tiếp xúc (Không dùng tay không giết hoặc chà ngay trên người sẽ làm tình trạng nặng hơn).
- Dùng nước muối pha loãng hoặc xà phòng để rửa vùng tiếp xúc.
- Dùng thuốc sát trùng bôi lên vùng tiếp xúc.
- Nếu có triệu chứng đỏ vùng da thì nên rửa nước muối liên tục.
- Không được gải lên vùng da bị triệu chứng.
- Mua thuốc Corticosteroid bôi lên vùng da bị triệu chứng.
- Nên đến trung tâm y tế hoặc bác sĩ để được khám hướng dẫn để phòng các trường hợp nặng hơn.
Y. Cách đuổi và diệt kiến ba khoang