Kinh Nghiệm cần thiết cho người mới chơi lan để không bị ấm ức
Bạn mới chơi lan nên tham khảo những kinh nghiệm chơi lan dưới đây của chúng tôi để khỏi bị bực tức khi cây bị chết hay mua nhầm cây lan cùi mà giá lại trên trời
Khi mới chơi lan người chơi rất nhiều hứng thú và họ thường cảm thấy rất hưng phấn nên trong quá trình chăm sóc hay mua lan thường đưa ra các quyết định sai lầm .
Nếu cây có giá trị thấp thì xem như là lấy kinh nghiệm nhưng cây có giá trị cao thì thật tiếc nên các bạn tham khảo bài viết sau để rút kinh nghiệm cho mình nhé !
Kinh nghiệm cho người mới chơi lan
Kinh nghiệm cho người mới chơi lan
1. Không nên mua lan đắt tiền
Khi mới chơi lan không nên mua những cây quá đắt tiền.
Thứ 1 : Vì mới chơi nên chưa có kinh nghiệm bạn có thể làm chết cây, tốn tiền dễ bị nản.
Thứ 2 : Bạn mới chơi không biết được lan thế nào là lan xịn , lan đột biến và tại sao nó mắt nên có thể bị người khác lừa lọc .
2. Mua lan khi đã thấy và biết hoa
Khi bạn thích hoa đó rồi thì giá nào cũng có thể mua miễn đừng quá mắc. Không nên mua lan giống giá rẻ được quảng cáo trên mạng combo 10 cốc 10 màu để rồi sau mấy năm trồng nó chỉ có 1 màu => ấm ức ????
Đối với các dòng lan đột biến hay lan quý hiếm nên cần có sự tư vấn của chuyên gia để biết thế nào là mặt hoa đẹp , nên lựa chọn nơi uy tín để mua lan không nên mua nghe người ta nói thôi mà ham rẻ mua bừa , đặc biệt là các dòng lan đột biến như phi điệp , giả hạc chẳng hạn lan phi điệp bảo duy , trường sa ...
3. Cây lan có thể xuống giá rất nhanh.
Hiện tại mong muốn sở hữu độc quyền một cây lai rất khó vì công nghệ nuôi cấy lan bây giờ phát triển quá nhanh. Bỏ ra mấy tỷ mua vài tháng sau thấy người ta bán còn mấy trăm ngàn. Nên thấy người khác có lan quí cũng không cần phải ấm ức. ????
4. Không nên tặng Lan quý cho người ko biết chơi
Dùng hoa lan làm quà tặng thật không công bằng với cây và người nhận (chủ mới), nếu họ không biết chăm sóc cây. Sau này đến nhà bạn chơi thấy cây chết sinh ra ấm ức bạn mình ????
5. Dùng quá nhiều phân
Dùng nhiều phân có hại hơn là dùng vừa đủ. Đừng tưởng bón quá nhiều phân là làm cho cây mau lớn, vừa tốn tiền mà là giết cây. Đau lòng quá mà. ????
Thường thì cây mới ghép không nên bón phân cho nó , Nên bón phân khi cây đã cho rể khỏe mạnh và bón 1 lượng vừa phải và không nên lạm dụng quá nhiều.
6. Không nên tưới nhiều nước
Luôn nhớ rằng nếu ít nước, lan sẽ không chết, nhưng quá ướt, lan sẽ bị thối rễ và chết. Quá nhiều phân bón sẽ làm cháy lá, cháy rễ. Lan chết => ấm ức ????
7. Đừng bao giờ thấy cây lan có hoa đẹp mà vội vã mua ngay.
Trước khi mua cần phải tìm hiểu nó có thích hợp với điều kiện khí hậu, môi trường nơi mà bạn dự định trồng hay không?
Bạn phải phân biệt được nó là hàng công nghiệp hay hàng rừng . Các loại lan hàng công nghiệp có giá cao cở nào đi chăng nửa thì ko có giá so với hàng rừng.
8. Tìm hiểu về bệnh trước khi xử lý
Khi thấy cây lan èo uột vàng úa mà bón thêm phân, tưới thêm nước là sớm đưa cây lan về cõi chết. ????
Nếu bạn không tìm hiểu kỹ mà xử lý ngay sẻ làm cây bệnh trầm trọng hơn và chết nhanh hơn
9. Chơi lan cần có sự kiên nhẩn
Chớ nên quá nôn nóng chạy theo yêu cầu thực dụng bắt ép cây lan phải mau ra hoa, trổ nhiều hoa, nhiều đợt mà phơi nắng và kích hoa quá độ. Điều đó sẽ làm cho cây dễ bị suy kiệt, xác xơ, chậm hồi phục sức tăng trưởng ở chu kỳ sau, có khi phải nói lời vĩnh biệt => ấm ức.
10. Mới ghép không nên tưới nước ngay
Đừng tưới sau khi thay chậu ít nhất 4 ngày tùy điều kiện khí hậu. Có giống phải ngưng tưới nước hai đến ba tuần. Không tưới cũng là cách kích thích rễ mau ra.
Mới thay chậu sợ cây yếu tưới lia lịa => cây càng yếu hơn => không thèm ra rễ => chết => lại ấm ức ????
KINH NGHIỆM TƯỚI NƯỚC VÀ PHÂN CHO LAN
1. Đối với phần lớn loại lan, để ý giá thể khô mới được tưới tiếp. Nếu giá thể chưa khô thì cứ mặc nó chứ đừng tưới theo lịch và tuân theo số lần tưới trong ngày.
2. Tưới trước 7h sáng sẽ giúp rửa sương muối đọng trên lá và 1 lần vào 5h chiều.
3. Mới sang chậu phải chờ ít nhất sau 24 tiếng để những tổn thương trên rễ phục hồi mới được tưới nước. Nếu tưới liền sẽ làm rễ dễ bị thối do mầm bệnh dễ xâm nhập vào vết thương.
4. Nếu cây bị thối rễ, thân, lá. Cách ly cây ra khỏi vườn, lấy cây ra khỏi chậu, cắt bỏ phần thối và xử lí bằng thuốc men cho từng loại lan. Tiếp theo treo nơi mát mẻ và ngưng tưới nước 1 ngày, tiếp theo xử lý kích rễ tùy theo từng loại lan cho đến khi cây ổn định mới đưa vào chậu trồng lại. Đừng thấy cây yếu mà tưới nước dồn dập.
5. Cây đang ra ngồng và nở hoa chỉ tưới nước và ngưng tưới phân hoàn toàn. Nếu tưới phân sẽ làm chết rễ, hại cây.
6. Không nên tưới nhỏ giọt để giữ ướt giá thể cả ngày, vì phải cho giá thể có một khoảng thời gian khô trong ngày. Thời gian khô này làm cây thiếu nước nhẹ, kích thích rễ vương dài ra để tìm nước, vô tình sự thiếu nước nhẹ cũng giúp rễ phát triển.
7. Không nên tưới buổi đêm muộn dễ gây nguy cơ đốm lá/thối bẹ lá.
8. Rễ lan thích độ ẩm trong không khí. Nếu bạn tạo được môi trường tiểu khí hậu cho lan, một môi trường mà luôn có độ ẩm cao và không khí ở nơi trồng lan luôn mát mẻ thì thật tuyệt vời. Lúc đó bạn không cần phải tưới và bón nhiều mà cây lan vẫn phát triển vượt bậc.
9. Vào mùa nghỉ của lan (tìm thông tin mùa nghỉ của từng giống lan trên mạng) chỉ tưới nước 1 lần/tuần vào buổi sáng. Đối với một số lan thân thòng như Phi Điệp và Hoàng Thảo thì mùa đông là mùa nghỉ, cây sẽ vàng và rụng dần từ lá ở gốc. Rồi sau đó trút hết lá là chính thức vào mùa nghỉ. Lúc này cắt nước và phân hoành toàn, không cần tưới mỗi ngày, chỉ cần tưới tuần lần là được.
Vào mùa nghỉ, nhìn cây xơ xác, thương quá mà cố tưới nước và bón phân chỉ hại cây thôi. Nếu giá thể quá khô có thể phun sương nhẹ vào giá thể 1lần/ngày. Nếu giả hành to mập và rễ không khô héo thì cũng không cần tưới làm gì.
10. Mùa hạ và thu là mùa phát triển mạnh, hãy chú ý tưới nước đầy đủ. Do bón bằng phân hóa học, nên sẽ có lượng muối tồn dư tích tụ trong giá thể trồng lan, nên cứ 2 tháng 1 lần phải tưới nước đẫm cây lan 2 lần cách nhau 10' để rữa bớt muối tồn dư trong giá thể, có vậy rễ cây mới tốt. Đối với lan bình thường treo bên ngoài chịu được mưa thì ko cần, vì ông trời làm công việc rữa muối tồn dư dùm mình rồi.
Lời khuyên của một người đã từng trãi qua nhiều sự ấm ức chia sẽ.